Tại TP HCM việc có được ánh sáng và lưu thông khí trời vào nhà luôn được các gia đình đặt lên hàng đầu khi quyết định thiết kế và xây dựng nhà mới. Thiết kế giếng trời là giải pháp hữu hiệu nhất giúp mỗi nhà không chỉ thoáng sáng hơn mà còn đem đến tài lộc và sinh khí cho chủ nhân của ngôi nhà. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm thiết kế giếng trời trước khi xây nhà nào.
Chức năng của giếng trời.
Giếng trời hiểu một cách đơn giản là khoảng không gian có phương thẳng đứng được thông từ tầng trệt cho tới mái nhà. Là giải pháp lấy sáng tối ưu nhất khắc phục nhược điểm nhà ống thiếu sáng dù là ban ngày.
Vị trí và hướng của giếng trời.
Giếng trời có thể ở bất kì vị trí nào trong ngôi nhà ngay phòng khách, phòng ngủ, cầu thang, bếp, phòng tắm, sân sau.. Phổ biến nhất vẫn là giữa nhà ngay sảnh thang đối diện cầu thang giúp lấy sáng toàn bộ không gian và cuối nhà, mang lại cảm giác dễ chịu hơn cho các thành viên.
Cầu thang thường được bố trí ở trung tâm ngôi nhà, các không gian chức năng sẽ xoay quanh nhờ đó không khí và ánh sáng tự nhiên sẽ lan tỏa ra đều xuyên suốt từng khu vực.
Kích thước giếng trời.
Tùy vào diện tích nhà và nhu cầu sử dụng mà kiến trúc sư sẽ giúp chủ đầu tư lựa chọn kích thước sao cho phù hợp. Diện tích giếng trời nhỏ nhất có thể khoảng 800 x 800mm nếu nhỏ hơn không đủ lấy sáng nếu nhà quá cao trên 12m, trung bình dao động từ 1m2 đến 4m2.
Nếu giếng trời quá lớn có thể gây ảnh hưởng độ bền vật dụng trong nhà, tạo tiếng vang to giữa các không gian.
Giếng trời cũng là diện tích được tính vào chừa mật độ xây dựng theo quy định của khu vực nếu nhà phố có diện tích lớn hơn 50m2.
Vật liệu làm mái che.
Vật liệu làm mái che cũng là yếu tố quan trọng chủ đầu tư cần chú ý để giúp giếng trời phát huy được tối đa công dụng. Hiện nay vật liệu làm mái che giếng trời phổ biến nhất vẫn là kính cường lực dày 8mm có giá thành khoảng 900 – 1tr3/m2. Có thể sử dụng tấm lấy sáng polycarbonate, tấm mica.
Chi phí xây dựng giếng trời.
Giếng trời sẽ cả hao phí phần thô và hoàn thiện. Đối với giếng trời thông thường đều nhỏ hơn 8m2 có hệ kết cấu riêng nên chi phí khái toán theo m2 sẽ tính như sàn bình thường 100% diện tích. Ngoại trừ thông tầng lửng thường lớn hơn 50% mới tính hệ số 50% diện tích xây dựng.
Giếng trời có hao phí phần thô như:
- Xây tường bao.
- Đi thép cho hệ dầm.
- Tô trát tường.
Phần hoàn thiện được bốc khối lượng theo thiết kế bao gồm:
- Ốp gạch, ốp đá.
- Thi công đường điện.
- Sơn nước.
- Khung sắt bệ đỡ và hoàn thiện tấm lấy sáng.
Có nghĩa rằng sau khi hoàn thành phần thô của ngôi nhà, phần mái che của giếng trời(đỉnh giếng) để trống chưa được thi công, khi trời mưa có thể che tạm thời bằng bất kì vật dụng nào như bạt, tôn, coffa gỗ…
Trang trí khu vực giếng trời.
Để trang trí khu vực giếng trời đẹp, bạn cần xác định được 3 nơi chính là đáy giếng, diện tường, và đỉnh giếng. Tùy thuộc vào gu thẩm mỹ và sự tư vấn của kiến trúc sư để chọn phong cách trang trí cụ thể.
Phần đỉnh giếng có thể làm bằng khung có hoa văn họa tiết với bệ đỡ bằng sắt hoặc lưới ngăn côn trùng. Phần diện tường có thể ốp đá tổ ong, gạch giả cổ, gạch bông hoa văn họa tiết… Phần đáy giếng có thể thiết kế hòn non bộ, tiểu cảnh xanh khô và ướt, hoặc tận dụng dời lavabo ra bên ngoài.
Tùy vào diện tích nhà và meo thật độ xây dựng cho phép của khu vực khi xin giấy phép xây dựng mà Kiến Trúc Sư Song Phát sẽ bố trí giếng trời sao cho phù hợp nhất khi trao đổi làm việc với chủ đầu tư trong quy trình thiết kế nhà phố.
Đừng quên theo dõi website xaynhasaigon.vn để cập nhật thông tin bổ ích cho quá trình xây nhà và hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới nhé.
>>> Kiến trúc sư tư vấn cách thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng
Tác giả: Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát
Xây Dựng Sự Trường Tồn
Công Ty CP ĐT Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát.
Hotline: 0941.85.98.98 – 0918.85.98.98
Địa chỉ: 36/1 Bàu Cát 1, Phường 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Xưởng nội thất: 28/6 Tân Chánh Hiệp 07, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM
Email: songphat@xaynhasaigon.vn