Tầng lửng là một thuật ngữ trong xây nhà phố, ai cũng đã nghe qua nhưng có thể không nắm nhiều thông tin, tại sao chúng ta không xây luôn một tầng bằng phẳng mà chỉ xây một phần diện tích và để trống một phần. Diện tích xây dựng tầng lửng và chiều cao lửng là bao nhiêu? điều kiện để xây được tầng lửng là gì? chi phí xây dựng có thấp hơn? Tầng lửng cũng có nhiều cách bố trí cực kì đẹp mắt như những mẫu bên dưới đây cùng Song Phát tìm hiểu ngay nhé.
Tầng lửng là một cách mở rộng thêm diện tích xây dựng để sinh hoạt. Mỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng không tính vào số tầng của công trình.
Trong nhiều trường hợp, quy định về chiều cao xây dựng không cho phép chủ đầu tư được xây dựng số tầng như mong muốn. Khi đó xây tầng lửng chính là giải pháp tối ưu để mở rộng diện tích sử dụng mà vẫn không vi phạm luật lao động.
Công năng sử dụng của tầng lửng.
Khi diện tích xây dựng không được rộng lắm mà cần mặt bằng trệt để kinh doanh hoặc làm nơi để xe, nhà kho thì có thể làm tầng lửng. Khi buộc phải giới hạn bởi chiều cao công trình mà cần mặt bằng rộng cũng có thể dùng tầng lửng.
Công năng sử dụng của tầng lửng khá đa dạng. Trường hợp đủ diện tích, có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như bếp ăn, phòng khách đặc biệt là phòng sinh hoạt chung. Tầng lửng cũng có thể chỉ dùng với mục đích tiếp khách mà vẫn quan sát được việc mua bán ở tầng trệt. Tầng lửng có khi vừa là phòng khách vừa là phòng sinh hoạt chung gia đình. Với nhiều nhà ở, có thể bố trí tầng lửng như một phòng ngủ của gia chủ.
Diện tích xây dựng tầng lửng tối thiểu và tối đa.
Đối với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới. Xây tầng lửng là không bắt buộc quyền quyết định xây hay không là phụ thuộc vào chủ nhà.
Một số quận trong thành phố Hcm như quận 10, quận 8 khi xin phép xây dựng diện tích tầng lửng có thể lên đến 80% diện tích sàn tầng dưới. Tùy từng khu vực và lộ giới mà sẽ có quy định khác nhau. Lộ giới đường dưới 3m5 thì không cho phép xây dựng tầng lửng.
Chủ đầu tư khi có ý định xây nhà hãy gửi thông tin sổ hồng để Song Phát có thể hỏi thông tin quy hoạch chính xác hơn để có thể dự trù kinh phí xây nhà phù hợp.
Chiều cao tầng lửng là bao nhiêu?
Theo quy định thì chiều cao tầng trệt và lửng đối với nhà có lộ giới dưới 20m sẽ cao tối đa là 5m8 so với cao độ vỉa hè. Thấp nhất là 5m6 thì tầng trệt sẽ cao 2m8 và tầng lửng 2m8 khi đóng trần thạch cao khung chìm chống ẩm thì chiều cao thực tế của tầng còn khoảng 2m4.
Vì xây dựng tầng lửng cho nên diện tích các sàn tầng trên cũng bị hạn chế theo nhà có lửng thì lầu 1, lầu 2 chỉ cao tối đa 3m4. Còn nếu nhà không có lửng thì trệt có thể cao đến 4m, lầu 1, lầu 2 có thể cao 3m6, 3m8.
Đối với nhà có lộ giới lớn hơn 20m tầng lửng có sàn trệt và lửng cao tối đa 7m.
Cách tính chi phí tầng lửng?
Tầng lửng được chia thành hai phần một là diện tích sàn sử dụng và phần còn lại là diện tích thông tầng của trệt và lửng. Sẽ có cách tính chi phí xây dựng khác nhau. Diện tích sàn có mái che trong nhà sẽ được tính 100% diện tích còn diện tích thông tầng sẽ tính 50% diện tích nếu diện tích thông tầng lớn hơn 8m2. Còn dưới 8m2 sẽ tính như sàn bình thường.
Thông tầng của lửng thì thường lớn hơn 8m2 nên chi phí xây dựng là 50% diện tích. Phần thông tầng này tuy rỗng nhưng vẫn xây tường bao, có hệ kết cấu sắt thép riêng nên được xem là khu vực có hao phí chi phí xây dựng. Vì vậy, sàn tầng lửng sẽ có chi phí thấp hơn các tầng khác trong nhà.
Các kiểu bố trí tầng lửng.
Tầng lửng có rất nhiều cách trang trí khác nhau có thể sử dụng lan can kính cường lực, lan can sắt mỹ nghệ, cửa kính để ngăn phòng, hoặc thấy rõ cầu thang có phòng ở phía sau, đưa một phần ban công ra bên ngoài…
Với cách bố trí tầng lửng thì khi bước vào ngôi nhà mang lại cảm giác rộng rãi cực kì nhờ phần trần cao hơn 5m, có thêm diện tích sử dụng cho nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
Tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt của từng gia đình mà diện tích tầng lửng có thể được tận dụng để bố trí các công năng khác nhau như: Phòng sinh hoạt chung, bếp ăn, phòng ngủ …
Có thể nói tầng lửng là một trong những biện pháp rất tuyệt vời và phổ biến để mở rộng mặt bằng công năng và tiết kiệm chi phí xây dựng cho ngôi nhà của bạn. Các kiến trúc sư khuyên rằng nếu như nhà bạn chật hẹp thì có nên xây tầng lửng, tuy nhiên khi thi công tầng lửng cần chú ý các nguyên tắc chung cũng như nguyên tắc ở nước ta để đảm bảo được công năng cũng như tính thẩm mĩ, tính pháp lí cho ngôi nhà.
Ngoài ra, để ngôi nhà thông thoáng, đối lưu không khí tốt bạn có thể cân nhắc xây nhà lệch tầng, chi phí cũng không quá cao so với nhà bằng tầng.
Cần tư vấn xây nhà hãy liên hệ Song Phát qua tin nhắn bên phải màn hình nhé hoặc liên hệ theo thông tin bên dưới.
>>> Xem thêm: Những thông tin cần nắm khi lắp đặt thang máy gia đình cho nhà ống
Tác giả Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát
Xây Dựng Sự Trường Tồn
Thông tin liên hệ:
Công Ty CP ĐT Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát.
Địa chỉ: 36/1 Bàu Cát 1, Phường 14, Q.Tân Bình, TP.HCM
Xưởng nội thất: 28/6 Tân Chánh Hiệp 07, Phường Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM
Hotline: 0941.85.98.98 – 0918.85.98.98
Email: songphat@xaynhasaigon.vn