Phòng bếp là nơi giữ lửa cho mỗi gia đình. Đây là nơi cả gia đình có thể vừa cùng nhau nấu nướng tạo ra những món ăn ngon, vừa có thể trò chuyện, chia sẻ, tâm sự về cuộc sống, giúp các thành viên trong gia đình gắn kết hơn . Vì vậy việc thiết kế bếp sao cho phù hợp là điều mà bất cứ gia chủ nào cũng quan tâm khi tiến hành xây dựng.
Vậy thực tế diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý trong khi thiết kế nhà? Hãy cùng Song Phát tìm hiểu về vấn đề mà nhiều chủ đầu tư thắc mắc trong quá trình xây dựng tổ ấm cho riêng mình trong bài viết dưới đây.
Diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý
Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn cần dựa vào các tiêu chỉ sau để xác định: không gian sống, diện tích xây dựng, số lượng thành viên trong gia đình. Đặc biệt, diện tích phòng bếp hợp lý là khi người nội trợ cảm thấy thoải mái và thuận tiện khi hoạt động trong khu vực này.
Ngoài ra, vì phòng bếp sẽ là nơi chứa nhiều thiết bị, nguyên vật liệu nấu nướng như: bàn bếp, tủ bếp, tủ lạnh, lò vi sóng, bồn rửa,.. Vì vậy căn bếp phải được thiết kế sao cho gọn gàng, hợp lý và dễ di chuyển.

Hiện nay diện tích tối thiểu mà phòng bếp cần đáp ứng là 12m2, đủ để bố trí các vật dụng cũng như lối đi trong phòng bếp. Với những ngôi nhà có diện tích lớn hơn thì phòng bếp cũng được thiết kế với diện tích lớn hơn, từ 15m2, 20m2, 22m2, 25m2,…

Tuy nhiên thực tế, diện tích phòng bếp không cần phải áp dụng cứng ngắc theo các diện tích tiêu chuẩn chúng tôi đề cập phía trên. Thay vào đó, gia chủ nên cân nhắc nhu cầu thực tế, mong muốn của bản thân cũng như diện tích xây dựng để thiết kế khu vực bếp.
Đó là những diện tích bếp khá phổ biến và được nhiều gia chủ lựa chọn thiết kế hiện nay. Đồng thời những diện tích này cũng được tính toán dựa trên chiều cao trung bình của người nội trợ tại Việt Nam (chủ yếu là phụ nữ).

Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra các khoảng cách hợp lý cần có khi thiết kế bếp là:
- Khoảng cách từ sàn bếp đến mặt bàn phù hợp cho với chiều cao trung bình của phụ nữ là từ 80 – 90cm.
- Với khu vực đặt nấu nướng có đặt bếp gas, bếp điện: khoảng cách tủ bếp trên và tủ bếp dưới phù hợp là từ 60 – 80cm
- Với khu vực chậu rửa và các khu vực khác: khoảng cách tủ bếp trên và tủ bếp dưới phù hợp là từ 40 – 60cm.
3 cách bố trí bếp thông dụng hiện nay
Với mỗi ngôi nhà khác nhau, các gia chủ đều có mong muốn thiết kế phòng bếp phù hợp với nhu cầu sử dụng theo các phong cách khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là 3 cách bố trí phòng bếp thông dụng nhất hiện nay các gia chủ có thể tham khảo.
Thiết kế phòng bếp hình chữ U

Tuy nhiên kiểu bếp này không quá phù hợp với phòng bếp có diện tích quá nhỏ vì cần bố trí khoảng rộng vừa đủ người nội trợ để có thể di chuyển bên trong các khu vực.
Xem thêm: “ Tuyển tập 40+ mẫu thiết kế bếp chữ I, chữ U, chữ L năm 2021“
Thiết kế phòng bếp hình chữ L

Thiết kế phòng bếp theo hình chữ L tức là gia chủ sẽ sắp xếp vị trí tủ bếp, bàn bếp, bồn rửa, theo hình chữ L. Kiểu thiết kế này sẽ giúp gia chủ tận dụng tối đã các góc nhà, giúp mở rộng không gian sử dụng của khu vực bếp, đồng thời tiết kiệm không gian cho các khu vực khác trong nhà.

Phần khu vực trống bên trong chữ L giúp người nội trợ có thể di chuyển dễ dàng và thoải mái đến mọi nơi trong khu vực bếp. Gia chủ có thể lựa chọn đặt thêm đảo bếp ở trung tâm chữ L giúp không gian thêm phần ấn tượng.
Thiết kế phòng bếp hình chữ I

Phòng bếp hình chữ I thường được áp dụng cho những ngôi nhà có diện tích xây dựng nhỏ. Với kiểu thiết kế này, các thiết bị và vật dụng như tủ bếp, bàn bếp, bồn rửa sẽ được sắp xếp liền kề và kéo dài thành một hàng thẳng. Cách sắp xếp này được nhiều gia đình yêu thích bởi có tính ứng dụng cao và dễ dàng thiết kế, phù hợp cho mọi ngôi nhà với bất kỳ diện tích, quy mô nào.

Một số lưu ý khi thiết kế phòng bếp
Ngoài diện tích bếp tiêu chuẩn thì khi thiết kế phòng bếp gia chủ cần chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn và sự tiện lợi khi sử dụng phòng bếp như:
- Không thiết kế cửa sổ ngay cạnh bếp nấu. Việc này sẽ khiến gió và không khí lùa vào bếp, khiến mùi thức ăn có thể lan ra các khu vực khác trong nhà và bí bách khu vực phòng bếp. Trường hợp phòng bếp có sử dụng bếp củi, bếp than, bếp ga,.. việc đặt cửa sổ ngay cạnh bếp có thể gây nguy cơ hỏa hoạn.
- Không nên treo màn che ở gần khu vực bếp nấu vì dễ bắt lửa gây hỏa hoạn
- Nên ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên và các khu vực thông khí cho khu vực bếp
- Thiết kế hệ thống đèn chiếc để bất cứ khu vực nào trong phòng bếp cũng được chiếu sáng
Với những chia sẽ trên đây, Song Phát hy vọng rằng gia chủ đã biết những diện tích thiết kế phòng bếp phù hợp cho căn nhà của mình. Nếu còn thắc mắc, gia chủ có thể đến trực tiếp văn phòng của công ty để được các KTS Song Phát tư vấn chi tiết nhất.
>>> Xem thêm: Nhà trệt 1 lầu sân thượng 4x16m với hai cách bố trí khác nhau
Tác giả: Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát.
Xây Dựng Sự Trường Tồn.
Thông tin liên hệ:
Công Ty CP ĐT Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát.
Địa chỉ: 36/1 Bàu Cát 1, Phường 14, Q.Tân Bình, TP.HCM
Xưởng nội thất: 28/6 Tân Chánh Hiệp 07, Phường Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM
Hotline: 0941.85.98.98 – 0918.85.98.98
Email: songphat@xaynhasaigon.vn